Thỉnh thoảng vi vu cuộc đời thấy cái gì đẹp đẽ, tôi lại muốn mang về. Không phải vì tham lam. Tôi muốn mang về để chăm sóc bảo bọc, bởi vì tôi không tin tưởng những thứ xấu xa ngoài kia. Ông biết đấy tôi thích nghĩ bản thân là một người lính, đang chiến đấu để bảo vệ cái đẹp.

+ Thế đấu có thắng không?

+ Không, cuộc đời quá mạnh.

+ Thế còn cái đẹp thì sao?

+ Tôi nhận ra tôi còn xấu hơn cả cuộc đời. Để cứu cái đẹp, tôi đã tự hủy.


Cách đây 20 năm, mẹ dạy tôi đi xe đạp. Quan trọng là phải đạp đều, mẹ nói. Tôi nghe lời, hồi bé vẫn còn sưu tầm phiếu bé ngoan. Thỉnh thoảng mẹ đi vắng tôi mới lấy xe đạp đi cứu thế giới.

Hồi đó chỉ có đường chính là lát gạch. Còn đường ngõ là đường đất đá. Ngã là xác định sml. Tuy nhiên ngã vẫn chưa phải điều đáng sợ nhất. Đáng sợ nhất là “thua trận”. Bên nào thua phải đi bắt kim kim/bọ ve/ốc sên cho bên thắng. Làng có nhiều ao cạn lầy bùn. Bọn trẻ con hay tôn vinh nhau ở đấy. Thua là xuống bùn. Đúng nghĩa đen.

Rồi đến lượt tôi dạy con em đi xe đạp. Tôi vỗ vai, bảo cứ đạp đi. Con bé đáp, chỉ thế thôi à. Tôi ngẫm một lúc rồi tiết lộ bí quyết gia truyền,rằng hãy-đạp-thật-đều. Hai đứa gật đầu nhìn nhau nghiêm nghị như Marx nhìn Engels lúc phát biểu Tuyên ngôn Cộng sản. Tôi tiếp tục đá bóng, con em tiếp tục luyện xe nơi góc sân. Vậy mà cũng 10 năm. Giờ con bé phóng xe veo veo đứt đuôi tôi. Đi đường với nhau mà mắt cứ nhao nháo tìm xe nó như chim non ngày vỡ tổ. Thế mới biết 10 năm con người ta có thể đi xa thế nào.

Bế giảng cấp ba, tôi về sớm. Lúc đó khoảng 2h chiều khi mà mọi người đang tung hê và nước mắt đầy tràn và rất mực chân tình, tự nhiên tôi muốn về. Tôi cố gắng quanh quẩn một chút, để tưởng tượng ra một cảm giác chia tay nào đó. Tôi không thích trường cấp 3. Tôi nghĩ trường cấp 3 cũng không thích tôi, bằng chứng là nó đã cố gắng đuổi học tôi vài lần. Mẹ đã hơn một lần bị triệu hồi lên văn phòng, chủ yếu là về vấn đề đạo đức của tôi. Nhưng trường đ’ thể đuổi tôi như nó đuổi những thằng tội nghiệp khác, vì tôi có cốp trong trường. Tôi là một phần của hệ thống, mặc dù lúc đó tôi không thích hệ thống. Tôi chỉ muốn từ biệt. Ngày bế giảng tôi đã cố gắng từ biệt ngôi trường, cố gắng để buồn thảm và sâu sắc, sao cho ra dáng là một cuộc chia ly. Tôi muốn chắc chắn rằng mình đã chấm dứt với nơi đây, muốn đóng dấu sự chắc chắn đó bằng vài giọt nước mắt hoặc vài lời chửi bới. Tuy nhiên chẳng cái đ’ gì rớt ra. Tôi đành đi về và ôm con em, hôm đó con bé mọc răng nên sốt nằm nhà. Con bé hỏi, bế giảng vui không anh. Tôi tý bật khóc. Con bé thích cái trường đó lắm, có lẽ thích hộ cả phần của tôi.

Chiều đó tôi và con bé ngồi chơi điện tử với nhau. Tôi chơi Dota. Tôi nhớ có lần tôi gặp một cái party là “bé Châu 5 tuổi” và “bé Na 8 tuổi”. Thế là tôi gọi con em ra rồi bảo, này Châu, anh và mài ở thế giới khác này. “Bé Châu 5 tuổi” đánh Undying, thế là em tôi nhớ mãi con Undying đó, con bé gọi đó là con zombie béo. Thỉnh thoảng tôi lại hỏi, là Châu, Châu có nhớ “bé Châu 5 tuổi” không. Con bé sẽ đáp, em có nhớ, bé Châu 5 tuổi đánh Undying đi farm rừng và hay spam emo : D chứ gì. Rồi hai đứa sẽ cùng cười như điên và nhớ về bé Châu 5 tuổi ấy. Nhớ lại những ngày hai anh em ngồi chơi điện tử với nhau, trong im lặng.

Trong những bước ngoặt cuộc đời tôi cố gắng mang càng nhiều càng tốt. Một lần đi thi dài ngày, tôi thấy thằng bạn mang theo một quyển truyện tranh. Yugi, thần bài, vua trò chơi, tập 2. Tôi hỏi, mày mang yugi để giải toán xác xuất à. Nó đáp rằng không, quyển yugi này dành cho những bài đặc biệt khó, những bài tao không làm được. Rồi hai đứa nhìn đống sách và đề thi mang theo, và nhận ra đó là một thứ sức mạnh tri thức nặng-vãi-đái. Nhưng có một thứ còn nặng hơn, đó chính là sự kính sợ câm lặng dành cho thứ sức mạnh ấy. Một thứ sức mạnh mà ai cũng khao khát, nhưng nó nặng và đáng-sợ-vãi-đái, nếu bạn biết.

Khi tôi lớn lên, tôi suy nghĩ về sự trưởng thành. Có lẽ tôi nhớ quá nhiều. Những cánh đồng và những dòng sông, những bờ đê, những khu tập thể, những đêm đầu đông, phố Hàm Long, chùa Trấn Quốc, hồ Tây, trường Chu Văn An… Cùng với đó là những kỉ niệm, những niềm vui, những ngày tháng hồn nhiên, những ước mong trẻ thơ. Tôi sợ lớn lên và mọi thứ sẽ rơi mất. Như ngày nọ khung cửa sổ đổi màu. Lần vào viện đêm, mẹ hỏi, con ăn gì chưa. Một lần chia tay, cái cổng kí túc xá và câu nói, vậy thôi em về. Một người anh em, ngồi làm bài thi cho tôi và bảo rằng, đây là lần cuối. Những chuyện như này vẫn sống trong đầu tôi, sống thật và mạnh. Có lẽ đầu tôi toàn những nhớ.

Rồi tôi cầu mong sức mạnh. Sức mạnh là câu trả lời cho phần lớn nhớ nhung cuộc đời. Tôi khao khát sức mạnh. Ở lần đánh nhau đầu tiên, tôi bị một đấm chính diện vào mặt nhưng chỉ lùi một bước. Lúc đó mình biết mình có-thể-mạnh. Ở mọi lần đánh nhau sau, tôi cố gắng chỉ đấm một cú.

Nếu các bạn hỏi đánh nhau như thế nào. Tôi thật lòng nói rằng nó rất tuyệt. Ở ngoài kia các bạn có thể lịch sự và bảnh chọe, nhưng chắc chắn sẽ có thằng lịch sự và bảnh chọe hơn. Bạn nói về kinh tế, về xã hội, về khoa học? Sẽ có thằng cười vào đống kiến thức đãi bôi ấy của bạn. Nó cũng có thể lịch sự mà không cười vào mặt bạn, nhưng nó sẽ rất thích thú nhìn bạn như nhìn con mèo ở hàng thú y. Rồi nó sẽ mua bạn và ngồi lên đầu bạn khi nó buồn. Ở sàn đấu tay đôi thì khác. Không ai hơn ai. Những người hỏi về thắng thua là những người chưa đánh nhau trong đời. Khi ở trong trận rồi thì vấn đề là bị-đấm-gục-xuống-có-đứng-lên-được-hay-không. Sẽ không có ai nói với bạn những câu kiểu như ăn cơm chưa, về nhà đi, hay đây là lần cuối. Không ai cả. Bạn sẽ học cách tự nói với bản thân. Nếu bạn còn muốn đứng lên, hãy học cách tự nói chuyện với bản thân mình.

Có lẽ tôi đã đánh mất sự ngây thơ. Đánh mất niềm tin và những kỉ niệm thơ ấu. Trong điên cuồng của cuộc chiến vật chất tôi đã bỏ đi khá nhiều niềm tin. Tôi cũng không còn đi tìm “sự thật”. Plato thật dễ thương khi cho rằng sự thật và điều tốt đẹp luôn đi cùng nhau. Tôi đã hết dễ thương và tôi cầu mong sức mạnh. Sức mạnh để bảo vệ niềm tin và những sự tốt đẹp của riêng mình tôi. Những thứ để tôi tiếp tục đứng lên, và chiến đấu.

Có lẽ ngây thơ là một vòng đạp bánh xe. Nó truyền từ người này sang người khác. Tôi nhìn thấy sự ngây thơ của tôi trong cách em tôi học đi xe hay cách con bé làm bánh rồi mang đi tặng người. Và tôi thấy ổn. Hahah tôi chưa mất cái gì, tôi vẫn “còn” các bạn à. Và bạn, bạn đã bao giờ nhìn thấy bà sửa tóc cho mẹ chưa? Đã nhìn thấy một ông bố ôm con và về kể về hiệp sĩ Pacman chưa? Bạn có chết lặng mà ngắm nhìn như tôi không? Bạn có hét to rằng người ơi tôi yêu người và muốn bảo vệ người? Hẳn lúc đó bạn sẽ như tôi, vã ra hết nước mắt nước mũi mà nói rằng, thưa cuộc đời, tôi sẽ lớn, và tôi sẽ mạnh.

Lớn sẽ vui nếu ta biết cách gói ghém tuổi thơ. Nếu bạn là zai, cần gói ghém hành trang cho cuộc hành trình này, bạn sẽ cần ai đó đấm bạn gục xuống để bạn có thể tự-đứng-lên. Hãy đến gặp tôi. Tôi không quan tâm bạn mấy chấm IELTS, lương bao nhiêu xu, visa bao nhiêu trang, nhà bao nhiêu tầng. Nhưng thằng như thế các bạn sẽ đấm về sau dài dài. Hãy gặp tôi, để tôi đấm gục đứa trẻ ngây thơ trong lòng bạn, để nó có thể tự-đứng-lên.

Hoặc bạn có thể đấm gục tôi, cũng không quan trọng. Những thằng đàn ông không cần nhớ nhung hay yêu thương nhau, nhưng chúng ta nên tự hào về nhau. Hãy gặp nhau và biết nhau, những người anh em.


Tác giả: Absolutely | Spiderum

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết

Tri kiến của thái độ chạnh lòng (ngược với thái độ cay đắng hay oán giận) nằm ở chỗ hiểu được sự u buồn không chỉ có bạn thôi, không chỉ bạn đâu, mà cái đau đớn ấy cho loài người nói chung. Nhiều lúc những nỗi buồn của ta thật ích kỉ. Chúng ta xem chúng như những nỗi bất hạnh trời đánh trên đường ta đi. Nhưng sự chạnh lòng không phải vậy. Nó ít có tính cá nhân hơn. Hầu hết mọi thứ đau đớn và u buồn trong đời ta là từ những thứ chung nhất của đời sống: sự ngắn ngủi của nó, rồi sự thật là ta không tránh khỏi bỏ lỡ những cơ hội, sự mâu thuẫn giữa dục vọng và sự tự trị chính mình. Chúng phổ quát cho mọi người. Nên nỗi chạnh lòng nó rộng lượng. Bạn cũng thấy chạnh lòng cho cả người khác, cho “chúng ta”. Bạn thấy thương tiếc cho hoàn cảnh của loài người.

Và cảm thấy nối tiếc như vậy làm ta thành một con người tốt hơn. Nó làm kì vọng của ta vào hành xử của con người chính xác hơn. Bất kì ai sống cùng tôi cũng sẽ trải qua những khó khăn bao quát này. Hầu như không ngạc nhiên gì khi họ đi lạc lối, kiệt quệ, nói dối hết lần này đến lần khác, đổi ý không vì một lý do tốt đẹp nào (hoặc từ chối đổi ý khi có một lý do tốt đẹp xảy đến). Chúng ta thấy chạnh lòng khi chúng ta hiểu thấu ra có những khó khăn sâu sắc bám lấy phận người. Và đón nhận nó sâu tận đáy lòng chính là để động lòng trắc ẩn thêm nữa. Tôn giáo đã là những người biện hộ cho sự chạnh lòng. Sách Ki tô về những lời khấn chung đề một lời phát biểu mọi người đọc trong đám ma: “Người này sinh ra từ lòng mẹ, sống một quãng ngắn của đời với đầy khổ đau. Người ấy lớn lên rồi rạp ngả như một đóa hoa. Giữa cuộc đời chúng ta ở trong cái chết”. Ta kết bài ở đây với một suy nghĩ hơi chạnh lòng chung nhất. Tại đám ma một người thương yêu, ta không chỉ chứng kiến một cuộc đời vuột qua. Ta được mời đến để thấy nhau – và thấy chính ta – như những sinh vật đang trên đường đến bên kia. Điều này không nên làm bạn tuyệt vọng, mà thay vì thế lại tha thứ hơn, tốt bụng hơn và chú tâm hơn tới những gì thực sự quan trọng, khi vẫn còn thời gian.

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x