Cô đọc qua một lượt, nét mặt từ bình thường chuyển sang giận dữ, trước mặt nhiều bác sỹ khác, yêu cầu chị đi cùng cô qua giường bệnh nhân. Đến nơi, cô hỏi bà cụ về bệnh tình, sau đó, khi biết bà không ăn được gì trong mấy ngày qua, trước bất ngờ của tụi chị, cô hỏi thêm:
– Bác hôm nay muốn ăn gì nè? – Tôi chỉ thèm một tô cháo gà cho buổi trưa và một chén canh chua cho buổi chiều.
Cô căn dặn gia đình bà cụ phải chắc chắn mua được thức ăn bà yêu cầu và phải đảm bảo bà ăn hết. Trước khi đi cô còn hù, nếu không ăn hết sẽ không cho xuất viện. Bị kéo tay quay lại văn phòng mà chị ức lắm. Cô giận dữ với chị trước nhiều người chỉ để hỏi bệnh nhân muốn ăn gì thôi sao?! Chị cảm giác như mọi cố gắng của mình trong 8 năm qua coi như vứt hết? Càng nghĩ chị càng thấy bực.
Vừa vào là mắng chị xối xả, cô bảo bệnh nhân suy thận không ăn uống được gì, tụi em cho thuốc như vậy khác gì hại người ta? Rồi kèm theo tuổi già, nếu năng lượng và đề kháng không đủ thì lấy đâu ra sức mà uống thuốc với trị bệnh? Tiểu đường ngoài lý do nạp glucose vào cơ thể quá nhiều, nó còn xuất phát từ stress, nhiễm trùng cùng những vấn đề bệnh lý khác. Chị nhớ hoài câu cuối cô nói trước khi đuổi chị đi về:
– Nếu các anh các chị còn tư tưởng bác sỹ là để cho thuốc, vì nóng vội chữa lành mà không thèm quan tâm đến câu chuyện của họ, hoàn cảnh của họ, chất lượng sống của họ thì chúng tôi không cần các anh các chị ở đây.
Chị nín bặt luôn.
Kiến thức có thể học được từ bất kỳ đâu, nhưng không phải dễ dàng để gặp được một người khiến ta đủ nể phục để gọi là Thầy. Vì khi tìm thấy được, họ sẽ bằng cách nào đó, thinh lặng – hoặc trong trường hợp của chị: ồn ào nhất – thay đổi ta. Họ sẽ kéo đổ những gì ta tin là đúng, đẩy ta ra khỏi cái mền ấm êm, bắt ta phải khóc, phải hiểu về nỗi đau, phải chịu thua trước tình-cảm, ép ta phải đặt sự tử tế lên hàng đầu, khiến ta phải tự hỏi về những thành tựu ta nghĩ ta có được, kéo chúng ta thẳng xuống mặt đất, đập vỡ vỏ bọc mà ta gầy công dựng nên, để ta đứng đó bơ vơ, phơi trần trước thực tại.
Đến mức chúng ta vụn thành từng mảnh nhỏ.
Tất cả, chỉ để ta tìm lại được lý do ta chọn đi theo cái ta yêu.
Và điều đó, với chị, mới chính là giáo dục.
Nguồn: It’s happened to be Vietnam
00đánh giá
Đánh giá bài viết
Tri kiến của thái độ chạnh lòng (ngược với thái độ cay đắng hay oán giận) nằm ở chỗ hiểu được sự u buồn không chỉ có bạn thôi, không chỉ bạn đâu, mà cái đau đớn ấy cho loài người nói chung. Nhiều lúc những nỗi buồn của ta thật ích kỉ. Chúng ta xem chúng như những nỗi bất hạnh trời đánh trên đường ta đi. Nhưng sự chạnh lòng không phải vậy. Nó ít có tính cá nhân hơn. Hầu hết mọi thứ đau đớn và u buồn trong đời ta là từ những thứ chung nhất của đời sống: sự ngắn ngủi của nó, rồi sự thật là ta không tránh khỏi bỏ lỡ những cơ hội, sự mâu thuẫn giữa dục vọng và sự tự trị chính mình. Chúng phổ quát cho mọi người. Nên nỗi chạnh lòng nó rộng lượng. Bạn cũng thấy chạnh lòng cho cả người khác, cho “chúng ta”. Bạn thấy thương tiếc cho hoàn cảnh của loài người.
Và cảm thấy nối tiếc như vậy làm ta thành một con người tốt hơn. Nó làm kì vọng của ta vào hành xử của con người chính xác hơn. Bất kì ai sống cùng tôi cũng sẽ trải qua những khó khăn bao quát này. Hầu như không ngạc nhiên gì khi họ đi lạc lối, kiệt quệ, nói dối hết lần này đến lần khác, đổi ý không vì một lý do tốt đẹp nào (hoặc từ chối đổi ý khi có một lý do tốt đẹp xảy đến). Chúng ta thấy chạnh lòng khi chúng ta hiểu thấu ra có những khó khăn sâu sắc bám lấy phận người. Và đón nhận nó sâu tận đáy lòng chính là để động lòng trắc ẩn thêm nữa. Tôn giáo đã là những người biện hộ cho sự chạnh lòng. Sách Ki tô về những lời khấn chung đề một lời phát biểu mọi người đọc trong đám ma: “Người này sinh ra từ lòng mẹ, sống một quãng ngắn của đời với đầy khổ đau. Người ấy lớn lên rồi rạp ngả như một đóa hoa. Giữa cuộc đời chúng ta ở trong cái chết”. Ta kết bài ở đây với một suy nghĩ hơi chạnh lòng chung nhất. Tại đám ma một người thương yêu, ta không chỉ chứng kiến một cuộc đời vuột qua. Ta được mời đến để thấy nhau – và thấy chính ta – như những sinh vật đang trên đường đến bên kia. Điều này không nên làm bạn tuyệt vọng, mà thay vì thế lại tha thứ hơn, tốt bụng hơn và chú tâm hơn tới những gì thực sự quan trọng, khi vẫn còn thời gian.